Thông báo của tôi

Cơ hội và thách thức cho Hòa Mai khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Cơ hội và thách thức cho Hòa Mai khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Hòa Mai - Chiều 15/11, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp Thương vụ Việt Nam tại Osaka tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh với các doanh nghiệp tại Osaka (Nhật Bản).

 

Đại diện doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp thành phố với các doanh nghiệp tại Osaka (Nhật Bản).

Đại diện doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp thành phố với các doanh nghiệp tại Osaka (Nhật Bản).

 

Theo đại diện ITPC, hiện nay, TPHCM đang đẩy mạnh hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ của thành phố như: Nhóm sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; nhóm sản phẩm thiết bị điện; nhóm sản phẩm từ nhựa, cao su; nhóm sản phẩm thực phẩm chế biến; nhóm sản phẩm đồ uống; nhóm sản phẩm trang phục may sẵn… Đây là các nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, năng lực sản xuất lớn, tiềm năng thị trường trong nước và xuất khẩu, đóng góp đáng kể cho tổng sản phẩm nội địa và phát triển kinh tế của Thành phố.

Ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc ITPC mong muốn hội nghị kết nối giao thương giữa DN TPHCM với các DN tỉnh Osaka, Nhật Bản sẽ giúp DN hai nước tăng cường hợp tác, mở ra nhiều cơ hội mới trong thời gian tới, nhất là các sản phẩm có thế mạnh, chủ lực của TPHCM có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng như Nhật Bản.

Trước đó, vào cuối tháng 9/2022, ITPC cũng đã phối hơp với hệ thống siêu thị AEON của Nhật Bản tổ chức Tuần lễ triển lãm sản phẩm doanh nghiệp Việt tại AEON-Tân Phú Celadon (TPHCM)  và "kết nối doanh nghiệp đưa hàng vào chuỗi siêu thị AEON" năm 2022.

Theo Cục Thống kê TPHCM, trong 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp TPHCM đạt gần 41 tỷ USD, tăng13,4% so với cùng kỳ. Trong đó, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của các DN Thành phố, với kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng 2022 đạt hơn 2,42 tỷ USD tăng 24,0% so với cùng kỳ năm trước.

Một góc trưng bày sản phẩm của Công Ty TNHH Thương mại Hòa Mai

 

Theo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, với vị trí là một đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế và là đầu tàu, động lực, có sức thu hút, sức lan tỏa của Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh tại thành phố.

Đồng thời, thành phố nghiên cứu thực hiện các chính sách, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển sản phẩm, dịch vụ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến kết nối giao thương, gắn kết sản xuất với nhà phân phối, mở rộng thị trường tiêu thụ, không để đứt gãy chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19.

Sản phẩm thu hút rất nhiều đối tác Nhật Bản

 

Tại Hội nghị, hai bên thúc đẩy giao thương các lĩnh vực về linh kiện, phụ kiện cho đèn LED năng lượng mặt trời kết hợp pin dự phòng; các sản phẩm đựng thực phẩm từ nhựa và giấy; sản phẩm đồ dùng nhà bếp, đồ gỗ; nông sản chế biến; thủy sản đông lạnh...

Theo chia sẻ của đại diện công ty Hòa Mai: Công ty TNHH Thương mại Hòa Mai hướng tới việc xuất khẩu các sản phẩm nhà bếp, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ. Thị trường Nhật Bản là thị trường với tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe, do đó, muốn nâng cao được giá trị cũng như xâm nhập sâu vào thị trường Nhật Bản thay vì chủ yếu sản xuất theo nhãn hàng, đơn đặt hàng của đối tác thì Hòa Mai cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được các tiêu chuẩn cao mà các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản đưa ra; đồng thời thiết kế các mẫu mã bao bì sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản.

 

Hùng Dũng

 

 

 

 

Đang xem: Cơ hội và thách thức cho Hòa Mai khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản